Lam sóng gỗ nhựa ngoài trời hiện nay đang rất được ưa chuộng trong các công trình kiến trúc, phù hợp với nhiều không gian nội ngoại thất kiến trúc khác nhau. Được sản xuất từ gỗ nhựa composite, dùng để lắp đặt ngoài trời, chống chịu nước tốt và ít bị co giãn vì nhiệt. Bên cạnh đó, tấm ốp có độ bền ổn định, độ bền màu cao, không bị cong vênh, mối mọt, tạo điểm nhấn nổi bật cho các công trình.
Do đó gỗ nhựa lam sóng ngày càng được sử dụng phổ biến trong bản thiết kế của KTS cũng như gia chủ. Dưới đây Qmaxhome gửi tới mọi người quy cách thi công gỗ nhựa làm sóng ngoài trời, đúng đủ đẹp theo công năng, kỹ thuật .
Bước 1: Chuẩn bị vật tư, máy móc, dụng cụ thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời
Máy bắn đinh ghim
Máy khoan, bắn vít
Vít inox tự khoan đầu bằng
Tấm lam sóng ngoài trời
Máy cắt gỗ
Thép hộp
Nở sắt
Ke inox
(*) Quý khách cần tính toán trước số lượng thanh gỗ nhựa cần sử dụng, số lượng thanh xương tương ứng cùng số lượng ke inox liên kết, vít bắn để chuẩn bị sẵn sàng cho các bước thi công tiếp theo.
Bước 2: Đo đạc, xử lý mặt bằng thi công.
Đo đạc lại mặt bằng để tính toán bố trí xương sắt, độ dài thanh sàn sao cho khoảng cách hợp lý nhất và tối ưu nhất, tránh hao hụt quá lớn trong khi thi công, đặc biệt lưu ý về khoảng cách các thanh xương chính và xương phụ .
(*) Lưu ý : Trước khi thi công, cần khảo sát cốt trần, độ cao chỉ móc nước là bao nhiêu rồi mới lựa chọn khung xương thép hộp mạ kẽm .
Chỉ móc nước cao bao nhiêu ? Nếu trần nhà bạn xác định thi công tấm ốp gỗ nhựa các bạn đặc biệt lưu ý khi thợ thi công phần thô
+ Đắp chỉ móc nước cao >50mm.
+ Phần ốp gỗ không cần chát hoặc sơn nhằm tiết kiệm chi phí.
Tại sao phải đắp chỉ móc nước >50mm, khung sắt hộp để làm xương dày 13mm (Dùng hộp 13x26x1.1mm) + Độ dày tấm ốp 25mm đến 30mm
Để tránh nước chảy ngược vào trần, không đảm bảo chất lượng tấm ốp cũng như trần gỗ sau này, chúng tôi khuyến cáo đặc biệt đắp chỉ móc nước >5cm để tối ưu chất lượng kỹ thuật .
Bước 3: Lắp đặt khung xương cho trần gỗ nhựa ngoài trời
Sau khi chuẩn bị xong mặt bằng thi công, chúng ta tiến hành lắp đặt khung xương .
Lưu ý :
• Tùy độ dày của chỉ móc nước mà ta sử dụng sắt 13x26x1.1mm hay 20x20x1.1mm
• Khoảng cách từ xương đến tường > 10mm (Tạo khoảng hở để thi công nẹp V, và tạo độ giãn nở).
• Những vị trí nối tấm (Nối chiều dài tấm) cần tăng cường thêm xương gia cố. Mỗi một đầu của thanh gỗ nằm trên một xương nhựa riêng biệt.
• Khuyến nghị bắn 1500mm/1 nở treo gia cố xương lên trần.
• Vít bắn tấm sử dụng vít tự khoan đầu bằng 15mm đến 20mm
Lắp đặt khung xương thép hộp mạ kẽm
Sử dụng nở sắt cố định khung chính lên trần nhà
Bước 4: Tiến hành lắp đặt thanh lam nhựa ngoài trời đầu tiên
Ta đặt thanh lam gỗ nhựa đầu tiên ở gần sát tường (Cách tường 10mm). Sau đó, ta sử dụng ke inox, vít để cố định thanh lam vào thanh xương.
Dùng vít tự khoan và ke inox chuyên dụng để cố định thanh lam vào khung xương
Lưu ý :
• Khoảng cách giữa thanh lam và tường tối thiểu 10mm
• Thanh lam nằm vuông góc với thanh xương
• Dùng máy bắn cốt, định hình tấm sàn đầu tiên, sao cho thẳng nhất .
• Vít liên kết ke inox giữa thanh lam với thanh xương phải sử dụng vít tự khoan đầu bằng 1.5cm đến 2cm
• Vị trí nối tấm (Nếu phải nối) yêu cầu gia cố thêm xương, mỗi thanh lam nằm trên 1 xương riêng biệt . tránh cong võng sau này .
• Khi thi công tấm lam sóng thứ 2 cần kiểm tra hèm thanh lam sóng thứ 2 đã ngậm hết vào hèm tấm thứ nhất chưa ?
Vị trí nối yêu cầu gia cố thêm xương.
Bước 5 : Lắp đặt các thanh sàn gỗ nhựa còn lại đến khi hoàn thiện
Lúc này, hèm tấm lam sóng như điểm nối, liên kết giữa các tấm với nhau, nhưng ke inox và vít sẽ là điểm chốt cố định các thanh lam sóng được gia cố chắc chắn vào phần khung xương sắt . Chú ý bắn đủ đúng số ke theo xương đã đi .
Lưu ý: Trường hợp phải nối tấm yêu cầu gia cố thêm xương và nối so le tấm, nhằm đảm bảo thẩm mỹ khi thi công và tăng độ bền trong khi sử dụng sau này .
Thao tác này được thực hiện liên tục đến khi xong mặt trần hoàn chỉnh.
Nẹp V bo cạnh kết thúc
Bước 6 : Tiến hành lắp đặt nẹp V, che điểm kết thúc
Để bề mặt thi công trần gỗ nhựa được hoàn thiện thì ta cần che lấp các cạnh kết thúc. Chúng ta sử dụng nẹp V
Quý Khách cần phải cắt thanh nẹp theo góc 45 độ. Như vậy, khi ghép 2 thanh nẹp lại với nhau sẽ tạo thành một góc vuông hoàn hảo, đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình.
Ta cố định nẹp vào thanh lam bằng keo chuyên dụng và đinh gim là đã hoàn thành xong công trình thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời.
– Lắp đặt nẹp V là bước cuối cùng trong khâu thi công trần tường gỗ lam sóng ngoài trời, thi công xong, thợ thi công nên kiểm tra lại một lần nữa, chỗ nào bị hở thì dùng keo silicon gắn vào, vệ sinh bề mặt và bàn giao công trình .
7. Yêu cầu kỹ thuật
– Trước khi lắp đặt tấm cần kiểm tra kỹ hệ xương, nghiệm thu hệ xương trước khi thi công ốp tấm .
– Lắp đặt hệ xương sắt và tấm cách tường khoảng 10mm, khoảng cách này để lắp nẹp gỗ nhựa
– Ở mỗi điểm nối của 2 đầu thanh lam, cần lắp đặt hệ xương kép để đảm bảo kết cấu. Ở vị trí này cần lắp ke inox liên kết ra sát đầu thanh lam và bắn vít thật chắc chắn, tỉ mỉ (hình vẽ)
– Đảm bảo lắp đủ số lượng ke inox cần thiết.
– Khe hở giữa mép thanh lam và tường phải đảm bảo từ 7mm đến 10mm.
– Mép cắt ở những nơi gặp vật cản cần nhẵn, đẹp, ôm tương đối theo mép của vật cản
– Bề mặt trần gỗ sau khi thi công nhẵn, phẳng, các mối nối chắc chắn
– Không được dùng búa đóng trực tiếp vào thanh lam sẽ làm vỡ hèm, biến dạng tấm
– Khi vệ sinh không được dùng các loại hóa chất tẩy rửa quá mạnh, tránh làm bay màu sản phẩm.
Trên đây là toàn bộ các bước, điểm lưu ý khi tiến hành thi công trần, tường lam sóng gỗ nhựa ngoài trời mà Qmaxhome giới thiệu đến quý vị
Để biết thêm chi tiết xin vui lòng liên hệ sđt zalo : 0973 528 681 hoặc 0942 138 671 để được tư vấn cụ thể .